Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Kéo dài tuổi thọ cho chất liệu thạch cao hiện đại

Như ông cha ta đã có câu “Của bền tại người”, các loại vách và trần thạch cao vẫn có thể có tuổi thọ dài hơn nếu bạn biết cách để bảo dưỡng và sử dụng chúng tốt nhất. Với thời tiết, khí hậu nóng ẩm của nước ta thì một tấm thạch cao cách âm hay chống ẩm thông thường có tuổi thọ trung bình khoảng 10 năm. Sau đây sẽ là một số mẹo để tăng tuổi thọ tối đa của các tấm thạch cao ngay tại ngôi nhà của bạn.
trần thạch cao

Với một số mẹo đơn giản nhưng vô cùng quan trọng, bạn sẽ kéo dài được tuổi thọ của tấm trần thạch cao một cách bất ngờ
1.         Nước và độ ẩm
Như chúng ta đã biết, thạch cao là loại vật liệu cực kì kị nước (chỉ trừ một số tấm thạch cao chuyên dụng chống ẩm cho phòng tắm, nhà bếp). Vì vậy khi thi công trần thạch cao, gia chủ cần kiểm tra toàn bộ hệ thống nước trong không gian phòng nhằm tránh việc rò rỉ, ảnh hưởng đến chất lượng của thạch cao. Liên tục tiếp xúc với nước hay độ ẩm, hệ thống trần sẽ xuống cấp khá nhanh chóng. Những biểu hiện đầu tiên đó là những điểm ố vàng gây mất thẩm mỹ trên trần, gây vụn vỡ và có thể sập trần, gây nguy hiểm đến người sử dụng.
Đối với những khu vực luôn ẩm ướt như nhà kho, garage và phòng tắm, khi áp dụng các thiết kế có thạch cao thì các gia chủ nên sử dụng ngay các loại tấm thạch cao có khả năng chống ẩm cao nhằm tránh các tình trạng ẩm mốc, gây hại đến sức khoẻ người dùng.
2.         Quá trình thi công
Đây là yếu tố bảo đảm các tính năng riêng của vật liệu bao gồm khả năng thạch cao cách âm, chống ẩm hay cản nhiệt từ bên ngoài vào. Để đảm bảo tuổi thọ của trần thạch cao, khi thi công cần đảm bảo quy trình thi công đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật , khoảng cách giữa các thanh chính, thanh phụ, theo từng loại trần chìm hay nổi để có hể đạt độ bền tốt nhất
thạch cao cách âm

Quá trình thi công có ảnh hưởng trực tiếp đến những tính năng của chất liệu này, đặc biệt ở khả năng thạch cao cách âm và chống ẩm mốc
Ví dụ cụ thể với các loại trần thạch cao chìm:
·         Khoảng cách đóng đinh (vít nở) vào viền tường không quá 30cm.
·         Khoảng cách tối đa giữa các ty treo là 120cm.
·         Chia mặt trần các khoảng cách thích hợp với khoảng cách tâm điểm của thanh chính so với thanh phụ là 60x120cm, 60x60cm.
·         Xử lý mối nối giữa 2 tấm thạch cao bằng lưới và bột chuyên dụng.
Với khung trần nổi:
·         Liên kết các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiên.
·         Xác định khoảng cách của các thanh chính sao cho phù hợp.
·         Giữa các điểm treo khung xương không quá 120 cm.
·         Khoảng cách đóng đinh vít nở vào viền tường không quá 30 cm.
Nên giữ cho bề mặt trần luôn nhẵn mịn bằng việc thường xuyên quét trần nhà để trần không bám bụi gây mùi ẩm mốc, vết ố.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét