Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Hiệu quả kinh tế khi thay gạch bằng thạch cao

Được đặc biệt khuyến khích phát triển và sử dụng, các sản phẩm không nung như gạch xanh, tấm thạch cao và gỗ công nghiệp đang có rất nhiều thuận lợi để phát triển trong thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam. Tuy nhiên, với ý thức làm nhà gạch đã ăn sâu vào tâm lý của người dân, việc áp dụng những sản phẩm thế hệ mới này vẫn còn khá hạn chế. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt về kinh tế khi bạn sử dụng thạch cao với gạch thông thường.

Trần thạch cao được sử dụng tại nhà hàng của một trung tâm thương mại
Hãy cùng làm 1 bài toán trên một toà nhà sử dụng trần thạch caotấm thạch cao cho tường với một toà nhà sử dụng vật liệu truyền thống. Một toà nhà thông thường với giá trị dự án gần 500 tỷ đồng, khi sử dụng thạch cao chỉ mất 18 – 19 tháng, trong khi với gạch nung phải mất đến 22 tháng mới hoàn thành. Trong khoảng chênh lệch 4 tháng đó, chủ đầu tư sẽ có thể tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn, bao gồm phí thuê nhân công, máy móc, quản lý và giám sát công trình nhờ vào việc hoàn thành sớm công trình.
Mức chênh lệch về thời gian này còn giúp các doanh nghiệp, chủ đầu tư được đưa vào hoạt động sớm hơn, tăng năng suất và lợi nhuận đạt được. .Với 75m2 tường tiêu chuẩn, thi công vách thạch cao chỉ bằng 55% thời gian so với tường gạch, có thể tiết kiệm được 7% tổng giá trị đầu tư đối với một toà nhà trên 25 tầng. Cụ thể, trong một công trình cao tầng có diện tích sàn 46.864m2, giá trị dự án 492 tỷ đồng. Chủ đầu tư có thể tiết kiệm được tới 34,5 tỷ đồng khi thay thế thạch cao cho tường gạch.

Tấm thạch cao được toà nhà Keangnam tại Hà Nội áp dụng gần như hoàn toàn trong quá trình thi công dự án
Ngoài ra, chính các sản phẩm tạo ra từ tấm thạch cao cũng có chi phí thấp hơn vật liệu truyền thống, bên cạnh đó còn kèm theo hàng loạt tính năng mà tường gạch không có được như cách âm, chống ẩm và cản nhiệt. Những tính năng này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm khá nhiều chi phí “vô hình” có ảnh hưởng lớn trong tương lai.

Để đạt hiệu quả kinh tế tối đa, việc thiết kế tường và trần thạch cao bên trong công trình phải được nhà cung cấp và đơn vị thi cộng tính toán từ giai đoạn sơ bộ.  Đối với những dự án đã có thiết kế kết cấu và móng dành cho tường gạch từ trước, việc chuyển sang sử dụng thạch cao rất đơn giản đồng thời vẫn tiết kiệm được chi phí và đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư. Toà nhà Keangnam (Hà Nội) là toà cao ốc cao nhất Việt Nam được sử dụng các sản phẩm thạch cao trong phàn lớn cấu trúc công trình của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét