Công
đoạn dán băng chỗ tiếp nối và bả bột thạch cao có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng cũng
như yêu cầu có được một tấm trần thạch cao đẹp như ý
muốn sau khi sơn. Do đó, việc thực hiện đúng cách sẽ tiết kiệm được thời gian
thi công, nguyên vật liệu và hạn chế được những lần bảo trì sửa chữa sau này.
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn quá trình không hề đơn giản này.
Một tấm trần thạch cao đẹp thật sự không quá khó để đạt được nếu bạn nắm vũng kiến thức thi công
1. Chuẩn bị
Nguyên
vật liệu : bột bả , Băng dán, kẹp (nẹp
) góc cạnh tường. Băng dán có 2 loại giấy và lưới, loại lưới dễ sử dụng hơn
nhưng đắt hơn.
Dụng
cụ : Bay bả các cỡ, bay góc, vặn vít
(máy hoặc tay), khay đựng bột bả , giấy giáp số 100-150, bàn chà, dao đa dụng .
Kiểm
tra bề mặt, lỗi... trước khi tiến hành thi công.
2. Thi công
Chỉ với một vài dụng cụ đơn giản và một lượng bột thạch cao tương đối, bất kì sản phẩm thạch cao nào cũng sẽ được bạn cải thiện một cách nhanh chóng
Trộn
bột thạch cao đã được
thêm nước vào cho tới khi đạt tới độ dẻo cần thiết. Qua đó, ta có ba loại tiếp
giáp sau:
·
Phẳng:
Tiếp giáp 2 cạnh nguyên (mỏng hơn ở giữa) của 2 tấm thạch cao
·
Đối
đầu: Tiếp giáp cạnh được cắt của 2 tấm thạch cao
·
Góc: Tiếp giáp ở các góc tường và góc trần.
Sau
đó, phủ các lớp thạch cao bằng công cụ bay theo đúng kích cỡ
·
Với
các miến dán băng và phủ đầu vít, bay chỉ từ 10 – 15 cm.
·
Lớp
phủ chỗ nối tho, sử dụng bay từ 20 – 25 cm.
·
Lớp
cuối cùng và lớp hoàn thiện, bay từ 25- 30 cm.
Tiếp
theo, chúng ta tiến hành các bước bả bột cho những mối nối của các tấm thạch
cao.
a. Dán
băng, lốp bả đầu:
Nếu
dùng băng lưới sợi thủy tinh: nên
dán ở các chỗ nối trước, dùng bay 10 – 15 cm bả bột phủ qua băng dính. Bả chặt
tay nhưng đừng quá mạnh sẽ khiến các lớp băng dính bị trôi đi. Mục đích lớn nhất
là để bột lấp đầy các khe và lỗ vít mà vẫn được bao phủ bởi băng dán, và đừng
cho bả quá dày mà chỉ cần vừa đủ. Tại các góc, có thể bả từng cạnh một sau khi
các cạnh kia đã khô.
b. Lớp
thứ 2 – lớp che phủ:
Mỗi
lớp cần khô hoàn toàn trước khi bả lớp tiếp theo, nếu không các lớp bả sẽ bị co
rúm và gây ra nứt vỡ. Kiểm tra lại bề mặt, sửa lỗi và chả phẳng lớp cũ. Pha
loãng bột bả hơn một chút sao cho các lớp tiếp theo dể miết và hạn chế bột khí.
Mục đích lớn nhất của lớp thứ 2 là che lấp tất cả những gì không hoàn hảo của lớp
đầu tiên và mở rộng vết bả.
c. Lớp
thứ 3 – lớp hoàn thiện:
Sau
khi lớp thứ 2 đã khô, thực hiện bả lớp hoàn thiện và cũng là công đoạn cuối
cùng để đạt được bề mặt trần
thạch cao đẹp hoặc vách thạch cao hoàn hảo. Do đó, hãy cố gắng tuân thủ
và kiểm tra thật kỹ bề mặt, sửa lỗi liên tục nếu cần. Chuẩn bị khu vực gọn sạch
với dụng cụ đầy đủ, bạn có thể sử dụng đèn chiếu sáng để tìm lỗi tốt hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét